Truyện Tranh Nhập Vai You3D Family là thể loại truyện tranh công nghệ mới nhất hiện nay. Ông bà, Ba mẹ và các em có thể hóa thân thành nhân vật trong câu chuyện mà mình yêu thích! Dễ dàng hơn bao giờ hết.

Truyện Tranh Nhập Vai You3D Family là thể loại truyện tranh công nghệ mới nhất hiện nay. Ông bà, Ba mẹ và các em có thể hóa thân thành nhân vật trong câu chuyện mà mình yêu thích! Dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đó là quan niệm của tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lí trị liệu Phạm Thị Thuý – Tác giả của những cuốn sách “hot” và đầy giá trị như: Nghề làm cha mẹ, Phúc nuôi dạy con, Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con…
, chị Phạm Thị Thúy là tác giả của các tựa sách:
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: SÀI GÒN BOOKS
Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7-16% GDP đến năm 2030, trong đó, nhiều ngành kinh tế dự báo sẽ tăng thêm giá trị gia tăng hàng tỷ USD. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lợi ích “trên giấy”, còn kết quả thực tế đang rất hạn chế.
heo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) có thể thúc đẩy GDP Việt Nam tăng thêm 28,5 – 62,1 tỷ USD, tương đương mức tăng 7 – 16% GDP đến năm 2030. GDP bình quân đầu người sẽ tăng thêm 315 – 640 USD/người vào năm 2030 nhờ tăng năng suất và tăng việc làm…
Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng?
CIEM cũng cho biết, các ngành truyền thống của Việt Nam dự báo sẽ tăng thêm giá trị gia tăng nếu thực hiện CN 4.0. Đơn cử, ngành chế tạo sẽ tăng thêm 7-14 tỷ USD tùy mức độ ứng dụng. Ngành nông nghiệp truyền thống tăng thêm 4,9 tỷ USD nhờ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất.
Ngành tài chính sẽ tăng thêm 3,5 tỷ USD nhờ có thêm sản phẩm, dịch vụ và tiết kiệm chi phí. Ngành thông tin và truyền thông sẽ tăng thêm 2,5 tỷ USD, tăng 77% so với trường hợp không thực hiện CMCN 4.0…
Ngoài các ngành, lĩnh vực truyền thống, CN 4.0 sẽ phát triển những ngành, lĩnh vực mới là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam (internet vạn vật, media, kinh tế số…). Dự báo các ngành này sẽ có doanh thu năm 2030 rất cao như thương mại điện tử đạt 40 tỷ USD, sản xuất thiết bị robot – trí tuệ nhân tạo (AI) hơn 420 triệu USD, phân tích dữ liệu: 730 triệu USD, điện toán đám mây: 2,2 tỷ USD, gọi xe công nghệ: 2,2 tỷ USD, Fintech: 1,5 tỷ USD, nông nghiệp thông minh: 1,7 tỷ USD…
Tuy vậy, báo cáo trên cũng cho biết năng lực khoa học công nghệ của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các nước trên thế giới. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam xếp thứ 84/100 xét về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) nhưng xếp thứ 74/100 xét về số lượng công bố khoa học chia cho GDP.
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu: nhỏ lẻ, phân tán; thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết cho các công ty khởi nghiệp như kết nối internet, phòng thí nghiệm R&D, trung tâm dữ liệu để truy cập thông tin ở Việt Nam và trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Việt Nam chỉ có 9 trung tâm dữ liệu chuyên dụng cho các doanh nghiệp (DN), ít hơn rất nhiều so với các nước láng giềng Đông Nam Á như Singapore và Indonesia.
Đặc biệt, đại đa số DN có trình độ công nghệ thấp và chưa quan tâm đến ứng dụng công nghệ mới. Vốn đầu tư cho công nghệ có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; thiếu quy mô và khả năng kết nối cung-cầu. Hiện nay, không có công ty lớn nào trên thị trường tạo ra tác động lớn.
Tuy môi trường có nhiều cải thiện trong những năm gần đây nhờ nỗ lực cải cách của Chính phủ, nhưng thực tế cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam còn nhiều khó khăn. Thể chế kinh tế thị trường nhìn chung chưa phù hợp với đổi mới sáng tạo; pháp luật về kinh doanh chậm thay đổi trước các xu hướng công nghệ và thị trường.
Bởi vậy, khảo sát của Bộ Công Thương mới đây cho thấy phần lớn DN sản xuất công nghiệp đang có mức độ tiếp cận thấp với cuộc CMCN 4.0, trong đó những trụ cột có mức độ tiếp cận thấp nhất là chiến lược tổ chức và sản phẩm thông minh.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, đặt vấn đề: thời gian qua, Việt Nam nói nhiều về CMCN 4.0 nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, dù chúng ta có nhiều tiềm năng.
Ông Bình cho rằng vấn đề lớn nhất của Việt Nam hiện nay là dữ liệu. Nói tới CMCN 4.0 phải nói tới startup, nhưng khi làm việc, vấn đề mà các DN than nhất là “xin – cho”. Cụ thể, nhiều DN cho biết, họ làm một số loại sản phẩm mới nhưng đi đăng ký cho sản phẩm mới đã phát hiện ra trong các danh mục quản lý lại không có.
Bởi vậy, ông Bình nhận xét Việt Nam đang đi trong vòng luẩn quẩn. Các DN khởi nghiệp đều vướng xin – cho, trong khi luôn nói Việt Nam là quốc gia khởi nghiệp.
Ông Bình chia sẻ, vừa qua ông có cơ hội được cùng đoàn của Văn phòng Chính phủ đi thăm những quốc gia hàng đầu về kinh tế số, cụ thể Estonia – quốc gia nhỏ bé vùng biển Baltic không có hạ tầng công nghiệp, không có khoáng sản nhưng vươn lên hàng đầu về CMCN 4.0. Họ có dữ liệu mở để DN, người dân khai thác dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam không phải không có dữ liệu nhưng dữ liệu bị cát cứ, người dân, DN không thể dùng.
Vấn đề là cách làm
Trước thực tế trên, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng CMCN 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm được sẽ bị tụt hậu. Nhà nước cần có thái độ tích cực về công nghệ và sáng tạo, chấp nhận các công nghệ mới – mô hình kinh doanh mới trong giai đoạn phát triển ban đầu; Coi công nghệ và sáng tạo là cơ hội để giải quyết các vấn đề phát triển, do đó cần tạo điều kiện tốt nhất để khuyến khích công nghệ và sáng tạo.
Cụ thể, Nhà nước cần rà soát, sửa đổi thể chế quản lý kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trên nền tảng số; tạo không gian thể chế cho các thử nghiệm công nghệ (regulatory sandbox); rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế cho các ngành công nghiệp mới xuất hiện, ví dụ như thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ; các công nghệ tài chính – ngân hàng số (Fintech); nâng cao chất lượng pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ sở hữu trí tuệ để khuyến khích R&D, đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần rà soát, sửa đổi các quy định về thúc đẩy R&D và chuyển giao công nghệ cho DN, thay các chính sách khuyến khích hiện hành (như Quỹ phát triển KHCN trong DN) bằng các chính sách hiệu quả hơn, ví dụ như dùng ngân sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực của DN…
Theo ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ KH&CN (Bộ Công Thương), để có được những định hướng, chính sách phát triển phù hợp, giải pháp cụ thể hỗ trợ, thúc đẩy DN tiếp cận, tham gia cuộc CMCN 4.0, cần phải hiểu các DN đang đứng ở đâu so với các yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại thông minh trong tương lai.
Trong khi đó, ông Trương Gia Bình cho rằng startup ở Việt Nam đang có hàng vạn lĩnh vực để khởi sự kinh doanh, không cứ phải đối đầu với các tập đoàn khổng lồ để chế tạo lại bánh xe, thay vào đó cần tập trung giải quyết bài toán mà người Việt đang cần.
“Kinh tế chia sẻ không chỉ chia sẻ vấn đề giao thông đi lại. Mỗi startup phải sáng tạo, đổi mới, tìm ở “biển xanh” những “ốc đảo” của mình để phát triển”, ông Bình nhắn nhủ.
Còn đối với các DN hiện đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ tiêu dùng, dịch vụ…, việc chuyển đổi số của khu vực này đang có không gian mênh mang, vấn đề là DN cần người tài để thực hiện.
Theo ông Bình, số liệu thống kê từ nhiều nguồn trên thế giới cho biết hiện đang có khoảng 22.000 chuyên gia về dữ liệu, chuyên gia cấp cao có 5.000 người, người Việt chiếm gần 1/10 trong số này.
“Như vậy, DN Việt Nam đang có lợi thế để chuyển đổi số, phát triển đi lên CN 4.0. Vấn đề là làm thế nào để khai thác lợi thế, tiến nhanh tới nền kinh tế số. Đây là thách thức của cả dân tộc”, ông Bình nhấn mạnh.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Khác
Nằm trong xu thế đọc sách điện tử, các hình thức xuất bản truyền thống đang bị giảm thị phần trên toàn thế giới. Trong khi ngay cả với sách điện tử, việc các tác giả tự xuất bản sách đang chiếm ưu thế.
Tự xuất bản – sự dịch chuyển của sách điện tử thế giới
Theo Báo cáo vừa được công bố của Nền tảng xuất bản điện tử Waka về sự dịch chuyển của lĩnh vực xuất bản sách điện tử, thị phần sách điện tử toàn cầu vẫn đang tiếp tục tăng trưởng khả quan. Nếu như năm 2013, doanh số sách điện tử chỉ chiếm 12% doanh số toàn ngành sách thì dự kiến đến cuối năm 2018, con số này sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt 25%. Trong đó, Mỹ là quốc gia có thị trường sách điện tử phát triển mạnh mẽ nhất với doanh thu dự kiến trong năm 2018 gấp hơn 4 lần so với quốc gia đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng là Nhật Bản.
Tuy nhiên, đồng thời thị phần của các nhà xuất bản sách điện tử truyền thống lớn đang giảm mạnh, nhường chỗ cho những hình thức xuất bản khác, đặc biệt là hình thức tự xuất bản. Nguyên nhân lý giải cho sự đổi ngôi này của các hình thức xuất bản chính là cơ hội thành công về mặt tài chính mà mỗi hình thức xuất bản mang lại.
Theo khảo sát của Written Word Media, 72% tác giả thu nhập cao (trên 100.000 USD/năm) trên thế giới chỉ chọn hình thức tự xuất bản và 28% kết hợp cả tự xuất bản lẫn xuất bản truyền thống. Tự xuất bản sẽ mang lại thu nhập tốt hơn nhờ tỷ lệ tiền bản quyền được hưởng lớn hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ là bước đệm tốt để tác giả có cơ hội ký hợp đồng với các nhà xuất bản truyền thống với mức tỉ lệ tiền bản quyền cao hơn.
Sách điện tử tại Việt Nam – thay đổi phù hợp với xu thế
Tại Việt Nam, mặc dù vẫn còn một khoảng cách khá xa so với những thị trường sách điện tử phát triển rầm rộ trên thế giới, nhưng thời gian gần đây cũng đã ghi nhận nhiều động thái bắt nhịp với thế giới và hòa chung vào xu thế sáng tác – khai thác – đọc sách của kỷ nguyên công nghệ ngày nay. Diễn biến đáng kể nhất chính là sự xuất hiện của những đầu sách xuất bản và khai thác bản điện tử trước bản sách giấy. Điều này đã tạo ra một ngã rẽ trên con đường sách đến với độc giả.
Khai thác phiên bản điện tử trước, đo đếm sự thành công rồi mới đến xuất bản sách giấy – đó là một con đường mới mở của lĩnh vực xuất bản sách và đang hứa hẹn mang đến thêm một sự lựa chọn đáng giá cho các tác giả cũng như hệ thống xuất bản, phát hành và bạn đọc.
Bên cạnh xu hướng khai thác sách điện tử trước sách giấy, thị trường Việt Nam cũng bắt đầu manh nha hình thức tự xuất bản. Tuy nhiên, do thị trường sách điện tử nói chung còn quá non trẻ, cho nên về cơ bản hình thức tự xuất bản điện tử chưa đủ tiềm lực để thực hiện tại Việt Nam hiện nay.
Với những cập nhật liên tục về công nghệ, mọi ngành nghề kinh doanh sản xuất và tất cả khía cạnh của đời sống xã hội cũng không ngừng thay đổi để thích ứng. Phát triển sách điện tử là một cách thích ứng của ngành sách. Và ngay trong phân khúc sách điện tử, sự thay đổi vẫn không ngừng xảy ra để hoàn thiện cả về mặt cấu trúc, mô hình, định hướng và thành phần tham gia.
* Cũng theo báo cáo của Waka, audiobooks là phân khúc phát triển mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực xuất bản điện tử. Mỹ tiếp tục là thị trường dẫn đầu của phân khúc này, chiếm hơn 50% thị phần audiobooks toàn cầu”. Còn tại thị trường Việt Nam, số lượng audiobooks tăng gần 4 lần và số lượt nghe tăng gần 5 lần trong giai đoạn từ cuối 2017 đến Quý III/2018. Tuy có tiềm năng phát triển lớn như vậy, nhưng hiện nay vẫn còn có quá ít nhà cung cấp audiobooks tham gia vào phân khúc này.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: daidoanket
Sáng ngày 17/7, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TTTT) phối hợp với Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) và các nhà xuất bản, bảo tàng, công ty công nghệ, tổ chức họp báo ra mắt Triển lãm trực tuyến sách kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm là hoạt động ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của nhân dân với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, mỗi người hiểu thêm sâu sắc hơn về tư tưởng, nhân cách và tình cảm của Bác, để từ đó nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Tham dự buổi họp báo có đồng chí Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành.
![]() |
Giao diện triển lãm điện tử |
Triển lãm chia làm 5 khu trưng bày chính: Khu giới thiệu những câu chuyện về Bác với 130 câu chuyện nổi bật; Khu trưng bày sách của Bác, trong đó nổi bật là bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản theo hình thức điện tử và bộ 5 tác phẩm là bảo vật quốc gia bao gồm: Đường Kách mệnh, Nhật ký trong tù; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước; Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Khu trưng bày sách viết về Bác với hơn 200 ấn phẩm tiêu biểu, mới nhất đến từ các NXB và 300 đầu sách do Thư viện Quốc gia cung cấp; Khu tư liệu về Bác với gần 1000 tranh, ảnh, video; Khu trưng bày tem với 75 bộ tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam cung cấp.
Thêm vào đó, triển lãm còn tổ chức khoảng 10 sự kiện giao lưu, tọa đàm trực tuyến của các diễn giả, các nhà xuất bản giới thiệu tác phẩm, công trình về Người. Tọa đàm trực tuyến gồm 2 phòng: phòng trực tuyến dành cho các tác giả; phòng cộng đồng dành cho những ai quan tâm tới quá trình thảo luận, có thể tương tác với phòng trực tuyến.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết, triển lãm trực tuyến giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoạt động thiết thực kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đây sẽ là cơ hội cho nhiều đối tượng độc giả có thể đọc tài liệu.
![]() |
Tất cả các đầu sách, hình ảnh, video…tại triển lãm được chuẩn bị kỹ lưỡng, khắt khe để đảm bảo tính chính xác về nội dung, bản quyền và bảo mật thông tin.
Đặc biệt, đơn vị công nghệ phối hợp là Công ty công nghệ V&V sử dụng công nghệ cao để xử lý các video có dung lượng lớn, đảm bảo tốc độ truy cập nhanh. Các đầu sách ebook và trực truyến được sắp xếp thuận tiện nhất cho người đọc.
Triển lãm sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến trên Sàn Book365.vn với tên miền truy cập là: TrienlamsachHCM.Book365.vn. Triển lãm sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19/5/2020 đến hết ngày 30/5/2020.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: An ninh thủ đô
Cuốn sách “Nym – Tôi của tương lai” giải thích về cách vận hành phức tạp của AI bằng ngôn từ gần gũi.
Nym – Tôi của tương lai – cuốn sách được xem là sách giáo khoa của thế kỉ 21, sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về cuộc chạy đua giữa máy móc và con người.
Theo nội dung cuốn sách, con người có các nhu cầu: Có người lắng nghe, thấu hiểu; không bị phán xét, được tôn vinh; cho lời khuyên khi cần. Họ gắn mong muốn này vào bạn bè, tình yêu, tôn giáo, tâm linh, sách vở, phim ảnh… Tuy vậy, họ khó có được cả ba cùng lúc.
Sẽ như thế nào khi có đối tượng đáp ứng được cả 3 nhu cầu trên một cách ngay lập tức với chỉ dẫn rõ ràng? Nền khoa học công nghệ muốn biến tham vọng này thành hiện thực và câu trả lời chính là trí tuệ nhân tạo (AI).
Tác giả Nguyễn Phi Vân miêu tả về các giải pháp AI hứa hẹn được thực hiện trong tương lai, nhằm đáp ứng 3 nhu cầu “Gấu ảo”:
Virtual Reality Dating: Hẹn hò qua thực tế ảo. Dựa vào việc tăng tốc độ truyền dữ liệu, AI giúp kết nối cả 5 giác quan của một người với người còn lại, bất kể khoảng cách địa lý.
Biotechnology & DNA Sequencing: Công nghệ sinh học và sắp xếp trình tự gen. Dựa vào công nghệ sinh học, thay vì lập trình sinh học tự nhiên, AI giúp con người tự sắp xếp trình tự gen cho mình và tìm kiếm người phối ngẫu thích hợp để duy trì nòi giống.
OT & Behavioral-Based Matching: Công nghệ vạn vật kết nối và phương pháp kết hợp dựa trên hành vi. AI tổng hợp các phân tích về hành vi của con người, cho bảng phân tích về chính họ và tìm ra người thích hợp với mình. AI cung cấp các dữ liệu để biết tính cách, nhu cầu của người đối diện, từ đó tìm ra cách ửng xử hợp lý.
Artificial Intelligence & Love: Tình yêu và trí tuệ nhân tạo. AI phân tích nhịp tim, thân nhiệt, điều chỉnh các yếu tố này cho chúng ta khi gặp người mình thích. Bạn cứ tưởng tượng có khả năng điều chỉnh lại nhịp tim dễ dàng, một khả năng mà các bậc thầy Yogi luyện đến trăm năm chưa chắc có. Tiếp đó, AI giúp ta và người yêu xác định khoảng thời gian nên cưới, khi nào có con, nếu muốn cuộc sống vững bền.
Những đề xuất này hiện nay mới ở dạng giải pháp cho tương lai và có vẻ cao siêu, nhưng thật ra đã bắt đầu xuất hiện ở ứng dụng phổ biến của AI là mạng xã hội, một bước tiến từ các chatbot (ứng dụng giao tiếp tự động). Chấp nhận hay không, chúng ta đều đang sống trong thế giới đó.
![]() |
Tình yêu thời đại trí thông minh nhân tạo sẽ ra sao? |
Một nhân loại tiến bộ dựa trên những nền tảng giá trị tốt đẹp, cao thượng để xây nên những nền tảng tiếp theo. Với cá nhân hay xã hội cũng vậy, đây là xu hướng của sự phát triển.
Trong khi đó, cũng theo những gì đề cập trong sách Nym – Tôi của tương lai, tình yêu thời AI khiến con người có thể không cần chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.
Những con người yêu nhau trong thời đại AI chỉ còn là một khách hàng được chiều chuộng theo cách anh ta muốn. Mọi thứ đều được thiết lập sẵn, tạo nên mối quan hệ hoàn hảo. Như thế, AI tước đi khả năng đối diện tổn thương để trưởng thành của con người. Điều này không thúc đẩy sự trải nghiệm, học hỏi và phát triển.
Tác giả Nguyễn Phi Vân cũng đặt ra trong sách Nym – Tôi của tương lai một giải pháp quan trọng với con người trong xã hội tương lai. Đó chính là việc cân bằng cuộc sống đời thực mang tính cá nhân và trách nhiệm, cùng cuộc sống phiên bản 4.0 với những tính năng hiện đại.
Hiểu được sự cân bằng cần thiết đó, con người có thể xây dựng những điều tốt đẹp hơn cho bản thân. Đọc cuốn sách, ta hiểu rằng chính con người phải giành lại mảnh đất này để có một cuộc đời ý nghĩa thật sự.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Zing News
Dù thị trường sách điện tử Việt chưa đạt được con số như kỳ vọng theo xu thế trên thế giới, văn hóa đọc của thế hệ trẻ có rất nhiều tín hiệu khả quan.
Vừa qua, nền tảng xuất bản điện tử Waka đã công bố báo cáo quý 2 & 3 – 2017. Nhìn chung, số lượng được đăng ký xuất bản và doanh thu thị trường sách điện tử đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 – 2017.
Cụ thể, năm 2017, dự kiến số sách điện tử được xuất bản giảm mạnh, chỉ bằng khoảng 34,5% năm 2016. Tỉ trọng doanh thu sách điện tử cũng còn thấp (khoảng 1% doanh thu toàn thị trường) và đang có dấu hiệu chững lại trong giai đoạn 2016 – 2017.
Tuy nhiên, tốc độ tăng sách điện tử bản quyền từ năm 2015 – 2017 lại lên tới 106%, chứng tỏ độc giả Việt ngày càng có ý thức trong việc đọc sách có bản quyền. Văn hóa đọc không chỉ thể hiện ở việc hình thành thói quen đọc sách, mà còn là đọc có chọn lọc cả nội dung và nguồn gốc. Trong bối cảnh công nghệ phát triển chóng mặt, số lượng người đọc sách điện tử cũng ngày càng tăng lên.
Nếu tính riêng độc giả Waka, thời lượng đọc sách trung bình của Top 500 người xuất sắc nhất trong chương trình “Thử thách đọc sách” là 12 giờ 6 phút mỗi tuần. Con số này vượt qua thời gian đọc sách bình quân của top 10 quốc gia đọc sách nhiều nhất thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Philippines, Ai Cập… Số người tham gia và tổng thời gian đọc của độc giả trong “Thử thách đọc sách” cũng tăng mạnh từ tháng 4 đến tháng 9-2017.
Không chỉ tăng trưởng về số lượng độc giả và thời lượng đọc sách, Waka cũng nỗ lực phát triển kho sách 100% e-book có bản quyền, số đơn vị đối tác phát hành sách điện tử cũng như số tác giả trong và ngoài nước. Tính tới thời điểm hiện tại, Waka đã hợp tác với hơn 50 nhà cung cấp uy tín như: Nhà xuất bản Thông Tin Và Truyền Thông, AlphaBooks, First News, ThaiHaBooks, Nhà sách Phương Nam… và là đối tác thường xuyên của hơn 1.000 tác giả và dịch giả.
Tại Việt Nam, Waka có hơn 2,6 triệu độc giả trên khắp cả nước với hơn 2,5 triệu lượt cài đặt ứng dụng trên mọi hệ điều hành.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Tuổi trẻ
GDVN- Học sinh các trường học liên tục bị nghỉ học do phòng chống dịch Covid-19. Dù các em không đến trường nhưng vẫn được học qua nhiều hình thức dạy của thầy cô.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Công bố dự thảo Thông tư về tổ chức dạy học trực tuyến nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến trường vì những lí do khách quan.
Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.
Có 3 hình thức dạy học trực tuyến được công nhận:
Thứ nhất là hình thức Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Hình thức thứ hai là Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Lúc này, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Hình thức thứ ba là Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Cần quy định rõ hình thức dạy học trực tuyến thứ ba
Chúng tôi kiến nghị dự thảo Thông tư về tổ chức dạy học trực tuyến cần quy định rõ ràng hình thức dạy học trực tuyến thứ ba để dễ dàng cho các trường học tính toán việc quy đổi các tiết dạy trực tuyến qua giờ dạy trực tiếp.
Dự thảo Thông tư quy định: “Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường”.
Nếu chỉ quy định các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet thì chưa đủ. Bởi, hiện vẫn có nhiều địa phương do điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống mạng chập chờn nên không thể thực hiện việc dạy học hoàn toàn thông qua môi trường Internet.
Dù thế, học sinh vẫn được học do giáo viên đã in bài mang đến tận nhà để phát và trực tiếp thu lại để chấm và sửa bài.
Cùng với việc quy định về hình thức dạy học cũng cần ghi nhận thêm những công việc mà giáo viên làm để hỗ trợ cho việc dạy trực tuyến.
Chúng tôi đề nghị sửa hình thức thứ ba: Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp (hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường). Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện thông qua môi trường Internet hoặc giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu đến tận tay học sinh, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Lý do yêu cầu: Trong năm học vừa qua, học sinh các trường học liên tục bị nghỉ học do phòng chống dịch Covid-19. Dù học sinh không đến trường nhưng các em vẫn được học thông qua rất nhiều hình thức dạy của giáo viên.
Thế nhưng khi quy đổi tiết dạy nhà trường chỉ chú ý đến những tiết dạy trên truyền hình hoặc trên internet lại lúng túng bởi chưa có một quy định cụ thể nào cho những công việc như chuẩn bị bài, giao bài tận nhà, giao bài trên Zalo, tin nhắn, email, giám sát việc học của học sinh…nên xảy ra tình trạng công sức lao động của giáo viên không được ghi nhận.
Thế giới sẽ thế nào khi AI hiện diện khắp nơi từ trường học, ngân hàng,….
Người Nhân Tạo là gì?
Theo đánh giá của công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner cho rằng 85% khối lượng công việc tương tác khách hàng của các doanh nghiệp sẽ không còn do con người đảm trách trong vòng vài năm tới.
Sự thật là thời gian gần đây, các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số đã ứng dụng loại hình chatbot trí tuệ nhân tạo trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng, việc trải nghiệm khách hàng cùng chatbot hiện nay còn rập khuôn, vô hình, chưa tạo ra sự khác biệt cho các thương hiệu, chưa mang lại sự thu hút khách hàng trải nghiệm trong khi hiện nay chúng ta đang chứng kiến một bước nhảy vọt khổng lồ dành cho nhân loại — đó là sự ra đời của thế hệ con người kỹ thuật số hay còn gọi là người nhân tạo (digital human).
Người nhân tạo có lợi thế cá nhân hóa rất cao, có trí tuệ của con người, có cảm xúc như con người, chủ động xử lý ngôn ngữ với nhịp độ suy nghĩ nhanh hơn, chủ động hơn, chi phí đầu tư cho thấp hơn nhưng lại có quy mô thị trường rộng lớn hơn.
Người nhân tạo có gương mặt và ngoại hình bất kỳ hoặc là bản sao của người thật.
Ngay bây giờ, các doanh nghiệp đã có thể ứng dụng con người kỹ thuật số trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, du lịch, bán lẻ, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng và nhiều ngành khác. Người nhân tạo đang chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng bằng cách chủ động cuộc trò chuyện, đặt câu hỏi, kết nối cảm xúc và tương tác đa phương thức (nhìn, nghe, hiểu). Và phần thú vị là chúng đã có gương mặt và hình dạng của con người, người nhân tạo đã có thể đại diện cho thương hiệu và doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu qua hình dạng gương mặt, tính cách, trang phục và ngay cả giọng nói.
Những ngộ nhận về người nhân tạo?
Con người vừa phấn khởi với bước tiến mới trong công nghệ cũng vừa lo lắng về sự xâm nhập của người nhân tạo sẽ lấy mất công việc của mình, nhưng thực tế thì không phải vậy. Người nhân tạo ra đời để giúp đỡ được con người giải quyết được những công việc rập khuôn nhưng tốn nhiều thời gian, từ đó con người có thể có thêm thời gian cho sức khỏe và đời sống cá nhân. Người nhân tạo khác với người máy (robots), người nhân tạo là sản phẩm công nghệ số của con người tạo ra và chỉ tồn tại được trên môi trường internet, là một sản phẩm công nghệ hữu ích trợ giúp con người làm việc và giải trí một cách hiệu quả hơn, người nhân tạo sẽ giúp cho bộ máy nhân sự có thêm thời gian để suy nghĩ, tập trung vào các vấn đề then chốt của công ty như nâng cao chiến lược kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm,… thay vì mất quá nhiều thời gian trên bàn giấy cho các công việc sự vụ.
Bên cạnh đó, việc tuyển chọn đại sứ thương hiệu là người thật luôn gắn liền với chi phí sử dụng bản quyền hình ảnh lớn, hạn chế, hợp đồng ngắn hạn và luôn đi kèm những rủi ro, đặt biệt là trong thời điểm anti-fan mạng xã hội nở rộ và khó kiểm soát như hiện nay. Một diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng có thể trở nên tai tiếng qua một đêm, mang đến nhiều rủi ro cho thương hiệu.
Do đó, sở hữu một gương mặt đại diện hay đại sứ thương hiệu nhân tạo là một giải pháp công nghệ tiếp thị đột phá, mang tính bền vững, chi phí thấp hơn và luôn an toàn cho doanh nghiệp vì người nhân tạo không có những bê bối trong đời sống thật. Đại sứ thương hiệu nhân tạo sẽ giúp các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp trở nên sáng tạo, đa dạng chủ đề để nổi bật so với đối thủ, thu hút và giữ chân khách hàng, đặc biệt trở nên hữu ích trong thời kỳ chuyển đổi số hậu Covid.
Tại Việt Nam, You3D lần đầu cho ra mắt thế hệ người nhân tạo mang gương mặt và hình dáng của người Việt nam. Người nhân tạo có thể trở một thành đại sứ thương hiệu, một chuyên viên tư vấn, một gia sư hay đơn giản là một người bạn tâm tình.
Người nhân tạo làm được những công việc gì?
Ưu điểm của người nhân tạo?
Liên hệ bảng giá và demo:
Hotline: 0933.688.929 – 0339.896.641
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: You3D – Bản sao của bạn
Sức bật của ngành công nghiệp nội dung số
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Tuy số lượng doanh nghiệp có sự biến động lên xuống trong những năm qua, song thị trường nội dung số Việt Nam ngày một sôi động hơn bởi sự đa dạng của các sản phẩm nội dung số, bao gồm: Dịch vụ đào tạo trực tuyến với các sản phẩm số phục vụ giáo dục như bài giảng điện tử được cung cấp bởi hocmai.vn, moon. vn, Topica; Giáo trình điện tử; Tài liệu học tập điện tử được cung cấp bởi Violet.vn, 123doc.org; Các loại sách, tài liệu dưới dạng số được cung cấp bởi Bibox.vn, Aleeza hay từ điển trực tuyến được cung cấp bởi Vdict.com, tratu.soha.vn… Bên cạnh đó là các sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định: Nhạc chuông, nhạc chờ cho điện thoại di động, hình logo, hình nền, biểu tượng cảm xúc cho điện thoại di động được cung cấp bởi các nhà điều hành mạng viễn thông; Các bản tin điện tử kinh tế – xã hội, tư vấn, giải trí được cung cấp bởi Vnexpress.net, VietnamNet.vn, Dantri.com.vn… Cùng với đó là sự phát triển các sản phẩm trò chơi điện tử trên máy tính, điện thoại, thiết bị di động; thư viện điện tử, kho dữ liệu số; phim số, đa phương tiện số.
Những cái tên nổi lên trong ngành CNNDS ở Việt Nam có thể kể đến là: Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online), Công ty Công nghệ Việt Nam VNG, Công ty cổ phần VCCorp, Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media), Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom), Công ty Truyền thông Viettel (Viettel Media), Tiki, Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica (Topica Edtech Group), NextTech…
Một số doanh nghiệp nội dung số trong nước chủ động và năng động trong kinh doanh, không chỉ chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường nội địa mà bước đầu đã đầu tư, cung cấp dịch vụ ra thị trường nước ngoài, là những điểm sáng đầu tàu cho hoạt động khởi nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ nội dung số của Việt Nam. Theo số liệu tổng hợp báo cáo từ các địa phương của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2016 ngành CNNDS có kim ngạch xuất khẩu đạt 561 triệu USD, năm 2018 đạt 775 triệu USD, chiếm 90% tổng doanh thu cả ngành.
Về tốc độ tăng trưởng, theo Báo cáo phân tích hiện trạng ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông được công bố vào cuối năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009- 2014 đạt mức 7%/năm. Sự tăng trưởng doanh thu ngành nội dung số chủ yếu là từ trò chơi trực tuyến mang lại. Năm 2018 doanh thu công nghiệp nội dung số ước đạt 895 triệu USD.
Những hạn chế tồn tại
Mặc dù vậy, sự đóng góp của CNNDS vào hoạt động chung của ngành công nghiệp CNTT còn hạn chế, khi tỷ trọng doanh thu của ngành này trong toàn ngành công nghiệp CNTT chỉ ở mức thấp (dưới 10%). Cùng với đó, ngành CNNDS chưa có sự chủ động trong sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực trò chơi. Phần lớn sản phẩm nội dung số tại thị trường Việt Nam là nhập khẩu, nên công nghệ sản xuất chưa cao, giá trị gia tăng có được thông qua hoạt động sản xuất không nhiều.
Bên cạnh đó, môi trường pháp lý phát triển ngành nội dung số còn nhiều bất cập: Chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, an toàn, thông thoáng cho ngành CNNDS phát triển; Cơ chế quản lý ngành nội dung số chưa hợp lý; Cơ quan quản lý Nhà nước còn bị động trong việc thu thập thông tin về ngành công nghiệp và về thị trường nội dung số; Các quy định pháp luật chưa tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam và nước ngoài. Cụ thể là việc quản lý trong các doanh nghiệp đăng ký trong nước khá chặt chẽ nhưng lại có phần buông lỏng đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên nền tảng xuyên biên giới (như quảng cáo xuyên biên giới). Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, dẫn tới việc hầu hết các doanh nghiệp có xu thế đầu tư ngắn hạn thay vì dài hạn. Mặc dù Chính phủ đã bãi bỏ rất nhiều điều kiện kinh doanh, song thực tế là cơ chế quản lý, thủ tục hành chính kiểm duyệt, cấp phép còn phức tạp, do đó ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước trong quá trình triển khai các sản phẩm nội dung số.
Hơn nữa, trong thời gian qua, Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đối với ngành CNNDS, tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu được hỗ trợ thông qua các dự án đầu tư cho các ứng dụng CNTT, với sản phẩm là các trang website cung cấp thông tin của các bộ, ngành; nhiều cơ sở dữ liệu về luật pháp, thông tin thống kê, thông tin thương mại… do Nhà nước đầu tư đã được đưa vào hoạt động. Như vậy có thể thấy, sự đầu tư về CNNDS chủ yếu mang tính cung cấp thông tin cơ bản và thực hiện dịch vụ công của Nhà nước. Việc đầu tư mang tính chiều sâu vào các nguồn thông tin từ mô hình tổng thể, kiến trúc, chia sẻ kết nối dữ liệu để từ đó khai thác dữ liệu, tạo ra các giá trị gia tăng trong các sản phẩm nội dung số chưa được quan tâm nhiều. Đến nay, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực nội dung số có khả năng tiếp cận được vốn hỗ trợ khởi nghiệp theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khá ít ỏi vì chưa có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, vốn Nhà nước rất khó để có thể hỗ trợ theo hình thức đầu tư mạo hiểm.
Một trở ngại khác đối với sự phát triển ngành CNNDS nước ta là đang thiếu một phương thức thanh toán hiệu quả giữa người sử dụng nội dung số và nhà cung cấp. Thời gian gần đây, phương thức thanh toán qua tin nhắn đã được áp dụng song cũng bộc lộ nhiều bất cập như phát sinh nhiều chi phí phụ cho hạ tầng, kết nối… dẫn đến tỷ lệ hao hụt quá lớn.
Mặt khác, một trong những đặc điểm quan trọng của ngành công nghiệp nội dung số là phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm khá cao. Điều này không những gây khó khăn cho việc tạo dựng thị trường, mà còn tạo ra một hình ảnh không tốt cho CNNDS Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với đó còn là các vấn đề như: Quy mô các doanh nghiệp nội dung số trong nước chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ; Nhân lực và năng lực công nghệ nội dung số thiếu hụt lớn về số lượng và yếu kém về trình độ; Các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với những công ty xuyên quốc gia như Google, Facebook, Youtube… vốn có nhiều tiềm lực tài chính và kinh nghiệm; Hạ tầng kỹ thuật trong nước chủ yếu vẫn thiên về phát triển truyền thông, mà chưa đáp ứng yêu cầu của ngành nội dung số. So với các nước trong khu vực, chất lượng, dung lượng và cước phí đường truyền viễn thông cũng như Internet của Việt Nam bị đánh giá khá thấp. Sản phẩm nội dung số do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất chưa đa dạng…
Khai thác tiềm năng để phát triển
Ngành nội dung số Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển. Trước hết, Việt Nam được đánh giá có ổn định cao về an ninh chính trị và có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực châu Á, một khu vực năng động nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam có một lực lượng đông đảo lao động trẻ, ham học hỏi, cầu tiến, được đào tạo cơ bản tốt, sẽ giúp tạo ra nguồn nhân lực lĩnh vực CNNDS có chất lượng.
Cùng với đó, do đang ở thời kỳ dân số vàng nên Việt Nam có lượng dân số dùng smartphone với số thuê bao 3G, 4G khá cao và ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu công bố năm 2018 của Pew Research Center (Mỹ), tỷ lệ người dân Việt sở hữu smartphone lên tới 53%. Lượng người dân sử dụng các dịch vụ mạng là đáng kể, đơn cử như riêng về mảng video trực tuyến, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực ASEAN với 92% người xem video trực tuyến mỗi tuần, sau Việt Nam là Philippine với 85%, Indonesia với 81%. Trong vòng 4 năm, tỷ lệ xem video trực tuyến trên smartphone đã tăng từ 10% lên 64%. Trong khi đó, doanh thu quảng cáo trên thiết bị di động trong năm 2017 của Việt Nam đạt 78 triệu USD và con số này được dự báo sẽ tăng mạnh lên tới hơn 200 triệu USD vào năm 2020. Cũng theo một kết quả khảo sát, có đến 97% người Việt Nam sử dụng các thiết bị điện tử thông minh cho rằng họ dùng dịch vụ“video theo yêu cầu”để xem phim, 90% xem các chương trình giải trí, 89% xem tin tức từ các kênh địa phương, 87% xem ca nhạc, 84% xem phim nước ngoài. Hơn nữa, thiết bị và hạ tầng mạng ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với việc các doanh nghiệp công nghệ thông tin không ngừng nỗ lực theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với những tiềm năng trên, trong 5 – 10 năm tới, ngành nội dung số phát triển được dự báo chỉ sau du lịch, vượt qua dệt may, xăng dầu… về giá trị kinh tế mang lại cho Việt Nam và ước chừng tạo ra một triệu việc làm.
Tuy nhiên, là một ngành công nghiệp “non trẻ“, quy mô vừa và nhỏ, là đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi hội nhập sâu rộng, do đó sự hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNNDS, trong giai đoạn tới, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu sẽ triển khai xây dựng Đề án thúc đẩy phát triển hệ sinh thái nội dung số Việt Nam nhằm xác định mô hình phát triển hệ sinh thái nội dung số phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ phát triển công nghệ của Việt Nam, đưa ra các giải pháp chính sách ban đầu; Thực hiện sửa đổi các văn bản pháp luật theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp nội dung số trong nước phát triển. Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời nghiên cứu cơ chế tăng cường bảo vệ bản quyền nội dung, đặc biệt bản quyền nội dung số trên môi trường mạng; tăng cường hậu kiểm, giám sát; triển khai thí điểm dạng sand-box1 một số nội dung./.
1. Là một kỹ thuật trong bảo mật giúp hạn chế việc truy cập vào tài nguyên hệ thống của ứng dụng ngoài.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Con số Sự kiện
Ngày hội văn hóa đọc năm 2020 do Sở Văn hóa và thể thao, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM và UBND quận 2 đồng tổ chức đã khai mạc tối 2-10.
Ngày hội được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa quận 2 từ 18h ngày 2-10 đến 11h ngày 4-10-2020. Khu vực diễn ra ngày hội được chia thành nhiều không gian khác nhau với những nội dung hoạt động hết sức phong phú.
Tại đây, mọi người có thể thưởng thức, chiêm nghiệm không gian trưng bày sách xưa, sách quý, tài liệu Hán Nôm, được cán bộ Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố hướng dẫn cách bảo quản, tu bổ tài liệu.
Không gian đọc dành cho người khiếm thị với các loại sách nói (tiếng Việt, tiếng Chăm, tiếng Khmer), sách hình minh họa nổi, sách chữ nổi, đồ họa nổi và một số dụng cụ học tập, giải trí dành cho người khiếm thị.
Tại khu vực dành cho thiếu nhi, bạn đọc sẽ được giới thiệu và lắp ráp robotic, xem triển lãm sản phẩm của các thí sinh đoạt giải hội thi Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM năm 2020, được cán bộ thư viện hướng dẫn cách chọn sách cho trẻ theo từng độ tuổi, làm các thí nghiệm thú vị từ sách, được hướng dẫn làm mặt nạ hóa trang các nhân vật trong sách và kể chuyện theo nhân vật được sáng tạo…
Khu vực triển lãm giới thiệu mô hình không gian đọc sách trên phương tiện giao thông công cộng và tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Đặc biệt, 2 xe thư viện số lưu động của Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố với hơn 2.000 tài liệu giấy và tài liệu điện tử cùng khoảng 10 tablet hoặc laptop giúp bạn đọc trải nghiệm đọc sách điện tử của các nhà xuất bản Ybook, Nhà xuất bản Tổng Hợp và các cơ sở dữ liệu điện tử của Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố…
Trong ngày khai mạc, ban tổ chức Ngày hội văn hóa đọc năm 2020 đã tiếp nhận 5 tủ sách với tổng giá trị 50 triệu đồng của Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn trao tặng, hỗ trợ hoạt động của các tủ sách cộng đồng ở quận 2.
Dịp này, UBND quận 2 cũng kêu gọi các cơ quan, đơn vị và cộng đồng tham gia chương trình quyên góp sách do Quận đoàn 2 phát động để bổ sung thêm nguồn sách mới cho trẻ em nghèo và chung tay xây dựng các tủ sách cộng đồng trên địa bàn quận và thành phố.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Tuổi trẻ
Khuyến khích phụ huynh hướng dẫn con biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi.
Ngày 9/4, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi các Sở giáo dục và đào tạo; Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 trên toàn quốc.
Mục đích tổ chức ngày đọc sách nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, học tập suốt đời của người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Đồng thời, ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 được tổ chức với hình thức, nội dung thiết thực, hiệu quả và phải phù hợp với tình hình cả nước đang tích cực chung tay phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, phát động phong trào đọc sách tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn trường, tổ chức giới thiệu sách, hướng dẫn kĩ năng tìm kiếm thông tin và kĩ năng đọc, chọn sách cho phù hợp với với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vận động, khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các câu lạc bộ đọc sách với nhiều hình thức hoạt động đa dạng như sử dụng mạng xã hội (facebook, youtube…) để tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ.
Khuyến khích phụ huynh đọc sách cùng con tại nhà (đọc sách giấy, sách điện tử,…); hướng dẫn cho con biết cách sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử để truy cập internet và tìm đọc những cuốn sách hay phù hợp với lứa tuổi.
Phát động, tổ chức các phong trào, chương trình quyên góp sách hỗ trợ cho các trường học vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn; các cuộc thi trực tuyến giới thiệu sách mới, sách hay;
Khuyến khích cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc năm 2020” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, góp phần lan toả tình yêu đọc sách và ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong việc góp phần phát triển văn hoá đọc, rèn luyện kỹ năng đọc và học suốt đời theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại.
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay có nhiều kho tài nguyên điện tử khổng lồ cho phép cộng đồng truy cập và khai thác tài liệu điện tử như National Emergency Library, OpenStax của Đại học Rice, Nhà xuất bản Đại học Cambridge,… các đơn vị giới thiệu, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tìm kiếm, mượn đọc trực tuyến, hoặc đăng ký để tải về đọc trên máy tính cá nhân phục vụ cho học tập, nghiên cứu và công việc.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Dân Trí
Khi thế giới chìm trong âu lo với dịch COVID-19, những người dân Ý, Vũ Hán (Trung Quốc) chọn cách hát lên để nâng đỡ tinh thần nhau. Còn ở Việt Nam, nhiều người đang chọn liệu pháp tinh thần là ‘giữ lòng tĩnh lặng, đóng cửa đọc sách’.
“Xuân hạ thu đông, bốn mùa đọc sách. Mùa dịch sương gió, giá rét lạnh lùng, giữ lòng tĩnh lặng, đóng cửa đọc sách”. Bài đăng của ông Vũ Trọng Đại – giám đốc Công ty sách Omega Việt Nam – trên trang Facebook cá nhân đã nói hộ lòng nhiều người đọc.
“Nghiện” đọc vì COVID-19
Là một nhà báo, bình thường ông Hồ Bất Khuất (64 tuổi, Hà Nội) cũng đọc khá nhiều để lấy thông tin. Nhưng mùa dịch này, ngày của ông như dài hơn ra bởi các cuộc họp đều bị hoãn, những cuộc rượu cũng bị tạm dừng.
Nhịp sống chậm lại bất ngờ, ông chọn sách làm bạn. Ông đọc nhiều hơn, chậm hơn, đọc cả những sách giúp tích lũy kiến thức và bồi dưỡng cảm xúc chứ không chỉ đọc phục vụ cho công việc.
Vậy là những cuốn sách văn học kinh điển, những sách về văn hóa, sách triết học… và cả đống sách tiếng Nga quý giá ông mua từ lâu được lôi ra nghiền ngẫm. Càng đọc càng say sưa, đến một ngày ông bỗng nhận ra mình đã bị “nghiện” đọc.
“Nghiện cái gì đó ấy là khi không có nó trong ngày, người ta không thể chịu đựng được. Xét theo nghĩa đó thì tôi đã bị… nghiện đọc”, nhà báo Hồ Bất Khuất nói.
Nhận thấy “cơn nghiện” quá hữu ích bởi nó mang đến cho ông sự tĩnh lặng trong mùa dịch bệnh, nhà báo này gửi lời “cảnh báo” vui tới bạn bè rằng mọi người sẽ rất dễ mắc chứng nghiện đọc trong tình cảnh ở nhà chống dịch giống như ông.
Những chia sẻ của ông góp phần khích lệ mọi người tìm đến niềm vui đọc sách trong những ngày mà thế giới bước vào một nhịp sống rất khác.
Chị Vũ Thủy (33 tuổi) – một giáo viên ở Hà Nội – cũng “nghiện” đọc không kém. Trung tâm tiếng Nhật nơi chị làm việc vừa cho nhân viên nghỉ vài ngày nay. Kể từ đó, có ngày chị đọc tới 500 trang tiểu thuyết, sách khoa học thì đọc chậm hơn.
Những cuốn sách chưa đọc trên giá, những cuốn sách thú vị vừa xuất bản lần lượt được chị Thủy “ngấu nghiến” trong những ngày bỗng nhiên được thảnh thơi.
Niềm đam mê đọc sách mà chị có từ nhỏ bỗng được dịp “thả ga”, khiến ngày của chị trôi đi trong những niềm vui lấp lánh của tri thức và sự an tĩnh.
Đọc sách để tĩnh tâm
Nhiều người không chỉ đọc nhiều hơn trong mùa dịch mà còn lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cùng đọc sách để sử dụng thời gian hiệu quả trong những ngày “bất thường” và cả để được tĩnh tâm, mạnh mẽ và thấu suốt hơn khi nghĩ về “vận hạn” mà nhân loại đang phải đối mặt.
Nhà văn Uông Triều liên tục nhắc mọi người đọc sách trên trang Facebook của anh. “Mình khuyến khích mọi người đọc nhiều hơn, đây là thời gian rất thích hợp để đọc sách vì quỹ thời gian nhiều.
Đặc biệt với trẻ em đang nghỉ học, đọc sách chính là một hình thức giải trí an toàn, rẻ tiền và hiệu quả nhất cho các em” – nhà văn Uông Triều chia sẻ với Tuổi Trẻ.
Chị Vũ Thủy cũng có cùng quan điểm. Theo chị, thói quen đọc sách từ nhỏ rèn cho ta sự tập trung vào bản thân mình, giúp ta không bị xao nhãng bởi những ồn ào xung quanh, không bị phân tâm bởi cảm xúc tiêu cực bên ngoài mình.
Bởi ích lợi to lớn của việc đọc sách, nhà văn Uông Triều khuyến khích con mình đọc sách nhiều hơn.
Anh cũng tin rằng nếu như những ngày dịch này đã rèn cho người Việt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng… thì ngày tháng này cũng có thể được tận dụng để rèn thêm một thói quen tốt cho người Việt, đó là đọc sách.
Nhận thấy sách đóng vai trò lớn trong bối cảnh hiện nay, ngày 17-3 vừa qua, Công ty sách Omega Việt Nam đã làm việc với Tập đoàn Trung Nguyên nhằm cung cấp sách cho các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa để trẻ em có sách đọc trong những ngày xa trường lớp.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà – vụ trưởng Vụ Thư viện – cũng cho biết vụ vừa đẩy mạnh hơn chương trình Đọc sách cùng bạn, với các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng và phương pháp đọc sách.
Từ chủ trương này, nhiều thư viện ở địa phương đưa ra các sáng kiến phục vụ bạn đọc tốt hơn, như có thư viện nhận phục vụ nhu cầu mượn sách qua email và gửi sách đến nhà cho bạn đọc, có thư viện mở dịch vụ miễn phí đọc sách cho trẻ em trong những ngày các em phải nghỉ học…
Ngành xuất bản giảm khoảng 20% tổng sản lượng trong quý 1
Thông tin từ Cục Xuất bản, in và phát hành cho biết do tác động của dịch COVID-19, số người đến các cửa hàng, siêu thị, các điểm bán sách giảm sút nghiêm trọng, các hội sách không được tổ chức đã ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sách phát hành.
Số xuất bản phẩm phát hành, doanh thu ngành giảm đi rõ rệt và dự báo tiếp tục giảm ở các quý sau.
Cục ước tính quý 1 ngành xuất bản giảm khoảng 20% tổng sản lượng. Dự báo quý 2 tiếp tục giảm khoảng 20% và quý 3 giảm khoảng 10% tổng sản lượng nếu tình hình dịch bệnh được khống chế.
Trong dài hạn, lượng khách hàng, số lượng xuất bản phẩm phát hành và doanh thu sẽ giảm khoảng 60 – 70% so với cùng kỳ năm trước.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Tuổi trẻ
Liên tục thay đổi cùng sự ra đời của công nghệ mới, nếu được đầu tư và quản trị phù hợp, nội dung số không chỉ là mảnh đất riêng của giải trí, mà sẽ tạo ra nhiều giá trị.
Nhanh chóng, dễ tiếp cận khán giả là những ưu thế lớn của nội dung số với các phương thức truyền thông khác. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những cách thức mới trong quản lý và xây dựng chiến lược phát triển. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu bàn bạc đến trong Hội nghị “Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa tại các nước ASEAN”, diễn ra ngày 22/11 tại Hà Nội.
Quản lý các nội dung được chia sẻ trên các nền tảng số xuyên quốc gia là một vấn chung được các đại biểu quan tâm. Theo chia sẻ từ đại diện của Singapore, tại quốc đảo Sư tử, bất cứ website, trang cá nhân nào có trên 50.000 người theo dõi hoặc có tần suất xuất bản tin tức dưới 2 tuần đều phải xin cấp phép.
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông cũng cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng và tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh nội dung số tiếp tục phát triển.
Hiện tại, nguồn doanh thu từ bản quyền nội dung số là hơn 5 tỷ USD, từ các dịch vụ nội dung số vào khoảng 60 tỷ USD. Vì vậy, việc đầu tư phát triển mạng 5G và các mạng xã hội nội địa sẽ tiếp tục mang lại cơ hội lớn cho ngành công nghiệp siêu lợi nhuận này.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: vtv.vn
Theo thống kê, nếu như doanh số sách điện tử chỉ chiếm 12% doanh số toàn ngành sách vào năm 2013 thì đến cuối năm 2018, con số này đã tăng lên gấp đôi.
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng đọc sách điện tử, người đọc có thể tiếp cận hàng ngàn đầu sách với thể loại đa dạng, từ sách kỹ năng sống tới tác phẩm văn học, kinh tế…
Trước xu hướng này, nhiều nhà xuất bản, nhà phát hành ở Việt Nam đã lấn sân sang thị trường sách điện tử và phát triển nhiều ứng dụng đọc sách thu hút hàng triệu người đọc với hàng ngàn đầu sách chất lượng, có bản quyền.
Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy, nhưng thị trường sách điện tử tại Việt Nam vẫn chưa phát triển nhiều và chưa thu hút được sự tham gia của các nhà xuất bản lớn, nguyên nhân chính vẫn là vấn đề bản quyền.
Năm 2018, có trên 13.000 sách đăng ký xuất bản điện tử. Mức doanh thu từ sách điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 5 triệu USD. Bên cạnh ba nhà xuất bản đã được cấp phép xuất bản điện tử, hiện có 7 nhà xuất bản khác đang đầu tư để chuẩn bị cho việc xuất bản, phát hành điện tử trong thời gian tới.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: VTV
Từng có quá khứ bị kỳ thị, tự xuất bản điện tử ngày nay đã dần được công nhận nhờ thành công của một số tác giả danh tiếng. Trong số đó, có những tác giả có thu nhập lên đến hàng triệu USD.
Kiếm hàng triệu đô nhờ tự xuất bản sách điện tử
Một trong những tác giả tự xuất bản sách thành công nhất được biết đến hiện nay là E.L James – tác giả của bộ truyện 50 Shades (Tựa Việt: 50 sắc thái). Từ một tiểu thuyết fan-fic đăng tải trên các diễn đàn và website cá nhân, James đã phát triển 50 sắc thái thành một bộ ba tiểu thuyết. Tập đầu tiên, 50 Shades of Grey, được James tự xuất bản phiên bản ebook. Tác phẩm sau đó được lan truyền nhanh chóng, tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới với 125 triệu bản của bộ sách đã được bán ra cùng 3 bộ phim điện ảnh chuyển thể với doanh thu 1 tỷ USD.
Ngoài E.L James, Amanda Hocking cũng là một tác giả nổi danh trên toàn thế giới nhờ những cuốn sách tự xuất bản. Năm 2011, Amanda Hocking đã kiếm được hơn 2 triệu USD chỉ thông qua tự xuất bản ebook bộ truyện My Blood Approves và tác phẩm Trylle Trilogy. Vào thời điểm đó, cô đã bán được hơn 1 triệu bản cho 9 cuốn sách của mình với doanh số trung bình 9.000 bản/ngày.
Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường tự xuất bản điện tử (XBĐT) lớn nhất với doanh thu khổng lồ và danh sách dài các tác giả với thu nhập “khủng”. Trong đó, cái tên nổi bật nhất là Đường Gia Tam Thiếu với mức thu nhập gần 2,6 triệu USD trong năm 2018.
Tự xuất bản điện tử mang lại thu nhập ổn định cho các tác giả trẻ
Theo Báo cáo thị trường sách điện tử – Quý IV/2018 và Quý I/2019 của Nền tảng Xuất bản điện tử Waka, trong năm 2018, chỉ khoảng 1,5% tác giả tự xuất bản trên thế giới có mức thu nhập trên 100.000 USD/năm. Tuy nhiên, số liệu báo cáo cũng cho thấy tín hiệu khả quan khi trên 60% tác giả tự xuất bản điện tử có thu nhập ở mức từ 1-4.999 USD/năm.
Tại Trung Quốc, trung bình một tác giả nổi tiếng có thể thu được 10.000 NDT/tháng (khoảng 1.500 USD). Độ tuổi trung bình của Top 100 tác giả nổi tiếng nhất Trung Quốc là 37, trong đó nhà văn trẻ nhất mới 26 tuổi. Có thể thấy, những tác phẩm văn học bước từ diễn đàn ra đời thực đã đem lại thu nhập rất cao cho nhiều tác giả trẻ.
Tại sao tự xuất bản sách điện tử có thể mang về thu nhập cao?
Trước đây, tác giả phải hoàn thành toàn bộ tác phẩm rồi mới gửi đến nhà xuất bản và cũng không dự đoán được sự đón nhận của độc giả. Việc đó giờ trở nên dễ dàng hơn với tự XBĐT. Với việc đăng tải từng phần lên, tác giả có thể nhận phản hồi của người đọc để tiếp tục hoàn thành tác phẩm. Nhờ đó mà các cuốn sách dễ đến gần với số đông, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Với tự XBĐT, các tác giả sẽ tự tiến hành việc thiết kế và minh họa. Là người hiểu tác phẩm và độc giả nhất, tác giả có thể đưa ra những ý tưởng thiết kế bìa độc đáo và thu hút. Chính họ cũng sẽ trở thành những nhà truyền thông tài hoa, mang tác phẩm của mình tới với độc giả bằng nội dung giới thiệu lôi cuốn.
Độc giả chỉ cần nhấn vào một đường link đính kèm trong một bài viết giới thiệu hấp dẫn là có thể mua ngay cuốn ebook trong “chớp mắt”. Nhờ đó mà tác giả có thể yên tâm về doanh số bán sách.
Ngoài ra, tự XBĐT cho phép lược bớt được nhiều khâu trong quá trình phát hành. Điều này cũng góp phần gia tăng thu nhập cho tác giả.
Tạm kết
Tại Việt Nam, tự XBĐT còn khá xa lạ với cộng đồng tác giả. Nhiều tác giả Việt chia sẻ viết văn chỉ như một sở thích và đăng tải tác phẩm lên các diễn đàn, blog chỉ nhằm mục đích chia sẻ cộng đồng. Từ năm 2014, với sự gia nhập của các nền tảng xuất bản điện tử như Waka, iPub, Alezaa…, các tác giả đã có thể xuất bản và có được doanh thu từ những tác phẩm của mình.
Trong tương lai, với hình thức tự XBĐT, tác giả Việt sẽ có thêm nhiều hy vọng có thể sống được bằng nghề viết và tạo nên những tác phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng.
Thông tin chi tiết về sự phát triển mô hình tự xuất bản điện tử, tham khảo Báo cáo thị trường sách điện tử – Quý IV/2018 và Quý I/2019 của nền tảng xuất bản điện tử Waka.
Waka là nền tảng xuất bản điện tử số 1 Việt Nam. Ra đời từ năm 2014, đến nay, Waka có hơn 3,5 triệu người dùng và hơn 13.000 nội dung điện tử đa dạng về thể loại.
Nền tảng Waka là cầu nối giữa tác giả, dịch giả, nhà xuất bản và bạn đọc, giúp nâng cao văn hóa đọc của người Việt và mang đến một phong cách đọc sách hiện đại, tiện ích hơn.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: CafeBiz
Ngày 25-9, Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt Trợ lý ảo tiếng Việt “Viettel Cyberbot” – một nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Đây là một trong các nền tảng số “Make in Vietnam” – một nội dung được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát động tới các doanh nghiệp công nghệ Việt nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nền tảng Viettel Cyberbot được phát triển bởi Trung tâm Không gian mạng Viettel, với mục đích giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ xử lý ngôn ngữ tiếng Việt.
Viettel Cyberbot ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể “hiểu” được nội dung mà khách hàng muốn truyền tải trong quá trình giao tiếp và tự động cải tiến hệ thống liên tục từ chính những tình huống thực tế.
Tính đổi mới khác biệt của Viettel Cyberbot là kết hợp được các công nghệ xử lý giọng nói với công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên tiếng Việt cùng một lúc. Viettel Cyberbot sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu được tới 40% nguồn lực chăm sóc khách hàng đồng thời nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng của khách hàng.
Thời gian tới, Viettel Cyberbot sẽ phát triển trở thành nền tảng Trợ lý ảo tiếng Việt toàn diện, có thể đáp ứng được đa dạng các nhu cầu của doanh nghiệp, triển khai hệ thống tổng đài chăm sóc khách hàng độc lập mà không cần có sẵn tổng đài nội bộ – đại diện Trung tâm Không gian mạng Viettel, đơn vị phát triển ứng dụng chia sẻ thông tin.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Tuổi trẻ
Được hình thành, phát triển và mang tới nhiều kỳ vọng, tuy nhiên cho đến nay thị trường sách điện tử vẫn còn gặp phải những rào cản và chưa thể phát huy được vị thế như kỳ vọng…
Đã có lúc người ta cho rằng, đã đến lúc ebook trở thành cứu cánh cho nền xuất bản trong nước đang điêu đứng vì nhiều nguyên nhân. Quả thật, sự trông chờ này không phải vô lý, ebook khắc phục được hầu hết các nhược điểm đang làm sách giấy lao đao.
Đầu tiên là hình thức xuất bản chủ động, không lệ thuộc vào các lĩnh vực khác vốn có chi phí thất thường như giá giấy, công in ấn, chi phí phát hành, vận chuyển… Thứ hai là ebook cũng đơn giản trong công việc xuất bản, chỉ cần làm một lần và cứ thế khai thác lâu dài không như sách truyền thống phải làm nhiều khâu mỗi khi tái bản.
Và điều cuối cùng là thị trường đầy triển vọng khi có lượng bạn đọc ngày càng tăng tỷ lệ thuận với sự phổ biến của các phương tiện đọc ebook như máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy đọc ebook chuyên dụng…
Hiện nay, cả nước có không ít đơn vị tham gia thị trường sách điện tử có bản quyền như: Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Tổng hợp TP, Tiki, Vinabook, Cty Sách Phương Nam… Sách điện tử có nhiều ưu thế khi giá chỉ bằng khoảng 15 – 30% sách giấy, đọc được trên nhiều phương tiện, dễ dàng truy cập, cập nhật nhiều sách mới…
Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh giữa các DN kinh doanh ebook vẫn chưa thực sự quyết liệt. Chưa có doanh nghiệp nào thật sự vượt trội về nguồn lực để có thể đầu tư mạnh, tạo ra cú hích vào thị trường. Thực tế trong hoạt động xuất bản sách ở thị trường Việt Nam, xu hướng chủ đạo vẫn là sách in. Với ebook, cả người dùng lẫn nhà xuất bản đều còn ngần ngại.
Nguyên nhân cũng bởi ebook chưa được xem là một hàng hóa để kinh doanh thực sự. Đại diện Cty CP Văn hóa Phương Nam cho biết, kinh doanh sách điện tử có bản quyền tại Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn vì đòi hỏi kinh phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt là đầu tư vào kỹ thuật – công nghệ và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao.
Hiện nay, sách điện tử không bản quyền (ebook lậu) tràn lan trên mạng. Những trang web cho đọc sách này phát triển ở muôn hình vạn trạng và dưới nhiều hình thức, cho đọc miễn phí cũng có mà bán với một mức phí tượng trưng hay đọc trực tuyến, cho tải file về máy tính, định dạng PFD, bản scan… đều có.
Hình thức chia sẻ tràn lan này không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh sách điện tử có bản quyền mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất bản. Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà xuất bản và phát hành sách điện tử còn dè dặt và chỉ đồng ý cho khai thác tác quyền những tác phẩm cũ, không còn sức nóng trên thị trường.
![]() |
Thị trường sách điện tử vẫn còn gặp những khó khăn hơn kỳ vọng. |
Có thể nói sách lậu, căn bệnh nan y của nền xuất bản Việt Nam cũng không tha ebook, thậm chí còn nặng nề hơn cả sách giấy. Ebook lậu ở khắp mọi nơi, với ưu điểm dễ sao chép, sách lậu lan tràn với tốc độ chóng mặt, từ sách cho miễn phí, ai thích đọc cứ chép trên mạng về đến sách kinh doanh qua quảng cáo, qua các phần mềm cài đặt lên các thiết bị điện tử có thu phí…
Mà ai cũng biết, ebook lậu có chất lượng rất kém, sai sót nội dung tràn lan do cẩu thả trong quá trình số hóa, nhiều ebook có nội dung xấu cũng dễ dàng phát tán qua con đường này, thế nhưng về mặt kỹ thuật, hầu như không có biện pháp nào ngăn chặn ebook lậu trong khi quản lý về mặt hành chính lại hầu như chưa đề cập đến các vi phạm về ebook lậu nhất là khi các trang web cung cấp không đặt ở Việt Nam.
Đến lúc này, những người làm ebook mời bình tĩnh lại để nhìn nhận thực tế thị trường ebook trong nước cũng như bản chất thật của sự thành công của ebook tại các nước trên thế giới. Và thực tế hiển hiện, thị trường ebook Việt Nam hiện nay quá manh mún, ai cũng làm nên cuối cùng chẳng ai làm được đến nơi đến chốn.
Mỗi đơn vị khi kinh doanh ebook đều đưa ra các chuẩn mực kỹ thuật, các phần mềm đọc khác nhau trong khi lượng sách lại quá ít để bạn đọc phải lựa chọn như Alezza có phần mềm riêng, trẻ cũng có chương trình đọc của mình, tổng hợp cũng đòi hỏi cài đặt phần mềm chuyên dụng…
Sự manh mún này cũng dẫn đến người làm sách, tác giả không biết chọn ai để gửi bán tác phẩm của mình và kết quả là dẫn đến sự manh mún của các tác phẩm khiến người đọc trở nên khó lựa chọn khi cứ phải qua lại giữa các đơn vị để tìm tác phẩm cần thiết.
Còn với thế giới hiện nay, nhắc đến ebook người ta nghĩ ngay đến Amazon, từ chuẩn phần mềm, phần cứng đến nguồn sách cả triệu cuốn đều có đầy đủ, bạn đọc rất dễ lựa chọn. Mà để làm được điều đó, thị trường ebook thế giới cũng đã chứng kiến không ít cuộc đào thải để dần có được sự tập trung như hiện nay.
Thị trường ebook trong nước cũng đang đi vào con đường đó. Sau sự háo hức ban đầu, thị trường ebook trong nước cũng đang cần có một cuộc đại phẫu để có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc trong tương lai gần. Còn nếu cứ như hiện nay thì thị trường ebook trong nước vẫn sẽ là thị trường của ebook lậu, tạp nham và mất kiểm soát.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Pháp luật & Xã hội
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – kỷ nguyên mà các công nghệ như thực tế ảo, vạn vật kết nối internet, in 3D, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Cuộc cách mạng này có tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, phong trào dạy học STEM diễn ra ngày càng sôi nổi và đã có nhiều hoạt động hưởng ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này. Vậy mô hình giáo dục này có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng công nghiệp này? Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi đó.
STEM là gì?
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Ngay từ cái tên đó, có thể thấy được về bản chất, giáo dục STEM mang tính “liên môn”, giúp trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến bốn lĩnh vực trên. Sự “liên môn” ở đây phân biệt với “đa môn” bởi lẽ các kiến thức và kỹ năng này sẽ luôn được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Còn “đa môn” chỉ là sự xuất hiện của nhiều môn học, nhưng giữa các môn học đó không có sự tương tác, bổ trợ cho nhau để giúp hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.
STEM đặt trẻ vào vai trò của một nhà phát minh. Chẳng hạn như trẻ muốn học một đơn vị kiến thức về lực hút trái đất, trẻ sẽ không học kiến thức đó qua những bài học mang tính lí thuyết đơn thuần. Trẻ sẽ được tham gia vào một dự án học tập với một tình huống cụ thể như “Giải cứu con tàu vũ trụ bị mắc kẹt trên sao Hỏa về Trái đất”, thông qua đó, trẻ sẽ phát triển khả năng sáng tạo và năng lực giải quyết tình huống, đồng thời tiếp thu những kiến thức khoa học về lực hút trái đất một cách tự nhiên nhất. Như vậy, có thể hiểu đơn giản STEM là phương pháp giáo dục “Học thông qua hành”, thay vì chỉ học lý thuyết thì bây giờ trẻ sẽ thực hành sau đó rút ra được lý thuyết từ kết quả thực tế.
Giáo dục STEM – mô hình giáo dục của tương lai
Thế giới của chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; sử dụng và phát huy thành quả của những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, rô-bốt,…
Tất yếu với những tiến bộ về công nghệ, cách mạng 4.0 dự báo sẽ khiến cho nhiều ngành nghề biến mất khi sự xuất hiện ngày một phổ biến của công nghệ tự động hóa, rô-bốt sẽ thay thế con người trong nhiều quá trình sản xuất. Tuy nhiên mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp này lại khiến một số công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng cao, thậm chí những ngành nghề chưa xuất hiện (như chăm sóc người máy) sẽ trở nên phổ biến. Chỉ có một điều chắc chắn, trong kỉ nguyên 4.0 đó, con người nếu không muốn bị tụt hậu và bị đào thải thì cần phải trang bị những kỹ năng mới. Những kỹ năng cần thiết đối mà mỗi cá nhân cần trang bị đó là kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, tư duy phản biện, sáng tạo, quản lý nguồn lực con người, phối hợp với đồng nghiệp, trí tuệ cảm xúc, đánh giá và ra quyết định, định hướng dịch vụ, đàm phán, linh hoạt trong nhận thức… Sự phát triển chóng mặt của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi phải đẩy mạnh giáo dục đào tạo để có được một đội ngũ tri thức chất lượng, có đầy đủ những kĩ năng đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0. Đó là một việc vô cùng cần thiết và cấp bách. Giáo dục STEM ra đời đã giúp giải quyết vấn đề cấp bách đó, bởi:
Thứ nhất: Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Bằng phương pháp giáo dục “học thông qua hành” đó, giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.
Thứ hai: Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Thứ ba: Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết.
Thứ tư: với phương pháp “Học thông qua hành”, “vừa học vừa chơi”, STEM tạo cho học sinh hứng thú khi học. Thông qua những trò chơi thú vị gắn liền với kiến thức, những dự án học tập sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn. Đồng thời, việc học đối với học sinh sẽ trở thành niềm đam mê, yêu thích thực sự chứ không còn mang tính chất ép buộc nữa.
Chính vì những điểm mạnh đó mà STEM được hệ thống giáo dục của các quốc gia tiên tiến tin là phương pháp giáo dục ưu việt bậc nhất. Chính vì vậy ở các nước phát triển STEM rất được coi trọng và phát triển. Ở Việt Nam STEM đã và đang được đẩy mạnh và được đưa vào chương trình giáo dục của các cấp học.
Thay lời kết: Không thể có nền kinh tế 4.0 dựa trên nền tảng khoa học công nghệ lạc hậu, cũng như không thể có nền khoa học công nghệ phát triển dựa trên nền tảng giáo dục đào tạo lạc hậu. Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ mới đây có nêu rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tăng cường khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Và điều đó cho thấy, giáo dục STEM đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng này. Vì vậy, tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM là một hướng đi giúp trang bị cho con em chúng ta hành trang tốt nhất để thích ứng và phát triển trong kỉ nguyên công nghệ 4.0 này.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: VIC GROUP
Tên tuổi của tác giả Sir E. H. Gombrich (1909-2001) không hề xa lạ với giới sử học nghệ thuật thế giới. Sinh ra trong gia đình đại trí thức gốc Do Thái tại thành Vienna, Áo, ông di cư sang Anh vào năm 1939 trước hiểm hoạ của chủ nghĩa quốc xã Đức.
Từng là giáo sư tại London University, ông cũng nhiều năm giữ cương vị viện trưởng viện Warburg Institute và được mời giữ nhiều ghế giáo sư danh tiếng tại các đại học Oxford, Cambridge, Harvard và Cornell. Ông cũng nhận nhiều giải thưởng quốc tế (Goethe, Hegel và Erasmus), được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ.
Câu chuyện nghệ thuật (The Story of Art) được xem là một trong những cuốn sách nhập môn nghệ thuật thị giác quan trọng cho nhiều thế hệ độc giả trên khắp thế giới.
Gombrich còn có những tác phẩm mang tính lý thuyết khác như Nghệ thuật và Ảo ảnh (Art and Illusion), Suy tư về một chủ đề yêu thích (Meditation on a Hobby Horse).
Đây là những công trình học thuật được tham khảo chủ chốt của giới nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, cũng như có ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong 10 năm trở lại đây, ngành nội dung số đạt tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 20% và sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cơ hội tăng trưởng của nội dung số còn lớn, doanh thu có thể đạt 3-4 tỷ USD/năm trong thời gian tới.
Công nghiệp nội dung số là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: Công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung. Trong đó, công nghiệp nội dung số gồm nhiều lĩnh vực như: Tra cứu thông tin, dữ liệu số, nội dung giáo dục trực tuyến, phát triển nội dung cho mạng di động, giải trí số, thương mại điện tử…
Hiện, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp và hơn 70.000 lao động hoạt động trong ngành công nghiệp nội dung số. Các đơn vị đặt “viên gạch” nền móng cho ngành công nghiệp này là Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Công ty cổ phần VNG, Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp)…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội dung số trong nước đang bị “lép vế” so với các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức xuyên biên giới ngay trên “sân nhà”. Nguyên nhân được chỉ ra là các chính sách quản lý đang áp dụng chưa theo kịp với sự phát triển mới, còn sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp “nội” và “ngoại”.
Theo ông Dương Thế Lương, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty VTC, việc dừng thanh toán thẻ nạp không chỉ làm mất đi lợi thế cạnh tranh duy nhất của các doanh nghiệp nội dung số trong nước, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Ở mảng dịch vụ giải trí trực tuyến, VTC cũng chỉ đạt 50-60% so với các năm trước.
Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc Công ty VCCorp cho rằng, các doanh nghiệp nội dung số đang gặp “rào cản” từ áp dụng tư duy cũ trong quản lý. Đơn cử, do chính sách thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân rất cao, nên tỷ lệ thuế VCCorp phải đóng chiếm tới 15-20% trên doanh thu. Điều này làm giảm khả năng bám trụ thị trường, tái đầu tư phát triển và giảm khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp “ngoại”.
Ngoài ra, còn một số quy định liên quan đến quản lý nội dung đang áp dụng chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp xuyên biên giới, như quy định về quản lý mạng xã hội trong nước…
Để thúc đẩy ngành nội dung số phát triển, ông Dương Thế Lương kiến nghị cơ quan quản lý kết hợp các biện pháp về chính sách, công nghệ và nghiệp vụ để tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp xuyên biên giới, ngăn chặn thất thu thuế.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Tân đề xuất: “Cần coi ngành nội dung số là ngành kinh tế trọng điểm. Đây là lĩnh vực có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, cơ quan quản lý cần sớm có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sáng tạo, như xây dựng “đặc khu ảo” cho những vấn đề, lĩnh vực hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro hơn. Sau đó chọn lọc công ty, chọn lọc vấn đề để kiểm soát như tiền ảo, nội dung số, phát hành chứng khoán ra quốc tế…”.
Ở góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam nhấn mạnh, tiềm năng của ngành nội dung số trong nước rất lớn nếu Nhà nước thiết lập chính sách để hấp dẫn các doanh nghiệp nội dung số quay trở lại phát triển chuyển đổi số trong nước.
Cụ thể, Nhà nước cần sớm xây dựng chính sách bình đẳng giữa các doanh nghiệp “nội” và “ngoại”, như ở lĩnh vực thuế, các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam đều phải có nghĩa vụ nộp thuế. Với các dịch vụ mới như dịch vụ OTT (dịch vụ miễn phí trên mạng) cần phải quản lý nội dung, nhưng nên xem xét quản lý theo hình thức tiền kiểm hay hậu kiểm để phù hợp với sự phát triển và để người dân được thụ hưởng dịch vụ.
Hiện các nhà mạng trong nước đã, đang thử nghiệm công nghệ 5G, chuẩn bị để thương mại hóa dịch vụ. Cũng như các công nghệ trước đó, khi hạ tầng mạng lưới sẵn sàng, thì yếu tố cần thiết để người dân dùng 5G, là các dịch vụ nội dung số. Đây cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nội dung số trong nước. Vấn đề mấu chốt của ngành công nghiệp nội dung số là các chính sách phải tạo sự phát triển cho lĩnh vực này.
Bài viết được người dùng chia sẻ từ trang tin: Hà Nội Mới